TƯ VẤN THIẾT KẾ WEBSITE FREE

Bạn muốn Sở Hữu một Website riêng mà không tốn tiền.

Liên kết cùng nhau phát triển doanh nghiệp

Tại sao phải liên kết doanh nghiệp , và liên kết doanh nghiệp có lợi gì?.

BÍ QUYẾT GIÚP KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH VỚI DOANH NGHIỆP

Bạn đang kinh doanh và gặp khó khăn khi cửa hàng của bạn vắng khách.

Hợp tác

Liên kết doanh nghiệp.

HỌC LÀM CỦ DOANH NGHIỆP ONLINE FREE

Tại sao phải làm chủ ? Làm chủ có lợi gì?

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kĩ Năng Bán Hàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kĩ Năng Bán Hàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Thủ thuật làm xiêu lòng khách hàng của bạn


Với một khoản ngân sách quảng cáo hạn hẹp, làm cách nào bạn có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng? Câu trả lời: kể cho họ nghe những “câu chuyện”.
thu thuat lam xieu long khach hang cua ban Thủ thuật làm xiêu lòng khách hàng của bạn
“Câu chuyện” – đó là từ mà Jonah Sachs, chuyên gia trong lĩnh vực marketing, tác giả của những video thu hút hàng triệu lượt người xem trực tuyến như The Meatrix hay The Story of Stuff dùng. Theo Jonah Sachs, các công ty quy mô nhỏ đang gặp thời, bởi “Trong những mô hình quảng cáo cũ, muốn gửi thông điệp tới khách hàng, bạn cần những cỗ máy đắt tiền, chưa kể còn phải chịu sự kiểm duyệt. Giờ đây, cơ hội thực sự để tiếp cận những khách hàng tiềm năng đã đến.” Chìa khóa thành công chính là nhắm đến đúng đối tượng với một thông điệp mà họ mong chờ.
Truyền thông xã hội có vẻ như là một khái niệm mới mẻ, song lại có nét tương đồng với một phương thức liên lạc cổ xưa của loài người. Sachs cho hay, “Theo nhiều cách, đó là sự quay trở lại của những câu chuyện truyền miệng – cách loài người cổ xưa từng sử dụng mà chúng ta biết trước khi các phương tiện truyền thông ra đời. Những câu chuyện truyền miệng ấy thực sự hiệu quả, bởi chúng vẫn tồn tại cho đến ngày nay.”
Câu chuyện hay sẽ biến khách hàng trở thành những người ủng hộ cho thương hiệu của bạn. Câu hỏi là bằng cách nào bạn tìm ra những câu chuyện phù hợp và lôi cuốn nhất? Dưới đây là những gợi ý hữu ích dành cho bạn.
Những hình mẫu có sẵn
Jonah Sachs cho hay, những câu chuyện luôn đi theo một motif đặc biệt. Chẳng hạn như những siêu phẩm điện ảnh Star Wars, The Matrix,The Book of Moses… thường quay ngược thời gian trở về thời cổ xưa và tìm thấy những bí quyết đơn giản. Chính Jonah Sachs cũng dùng đến ý tưởng của Joseph Campbell về hành trình của người anh hùng sống trong thời cuộc hỗn mang gặp được nhà thông thái và bước vào thế giới ma thuật để diệt trừ loài rồng gian ác.
Một câu chuyện hay chứa đựng lời răng dạy
Với Sachs, “Những câu chuyện thâm thúy nhất đều xoay quanh một ý tưởng chủ đạo, một chân lý về cách thế giới hoạt động. Những thương hiệu đáng giá nhất thành công trong việc tìm ra chân lý quan trọng mà nó đại diện và từ đó khách hàng học hỏi được nhiều điều cũng như giao tiếp thành công với nhiều người khác.” Đó là cách mà những câu chuyện triết lý tạo dựng nên xã hội bằng việc dạy cho chúng ta về những giá trị chân thực của con người.
Kết nối tới khao khát cháy bỏng nhất của khách hàng
Những hình thức quảng cáo khác thường hướng tới nhu cầu của khách hàng về sự an toàn và địa vị, trong khi có vô số cách để kết nối với khát khao lớn nhất của người tiêu dùng. Sachs nói thêm, các công ty cần làm nhiều hơn là chỉ quyên góp một phần lợi nhuận cho các hoạt động từ thiện, hỗ trợ cộng đồng.
“Nike có thể tự hào nói rằng thương hiệu của họ vì cộng đồng và kết nối được với những giá trị lớn hơn bản thân mỗi con người. Trong khi đó, thương hiệu quần áo và giày dép nữ Patagonia lại hướng đến sự khám phá và bảo vệ thiên nhiên. Sản phẩm của Patagonia chính là sự thể hiện một cách rõ ràng nhất chuyến hành trình phiêu lưu tìm đến với tự nhiên ấy.”
Người hùng trong câu chuyện chính là khách hàng
Bất cứ một nhân vật có thực hay hư cấu trong câu chuyện mà bạn định kể phải là ai đó mà khách hàng có thể nhận diện và từ đó theo chân “người hùng” bắt đầu chuyến hành trình của chính mình. “Khách hàng chưa bước ra khỏi câu chuyện đó. Họ nhìn thấy thế giới đầy hỗn độn, và chính bạn sẽ là người thúc giục họ tìm tới một mục đích cao hơn thế. Những thương hiệu thực sự thành công là thương hiệu làm được điều này.”
Theo TTVN/Inc

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Kỹ năng mềm phải thật cứng, kỹ năng cứng phải rất mềm




Kỹ năng làm người, kỹ năng mềm là nền tảng thành đạt của bất cứ ngành nghề nào, nó rất ít thay đổi, vì vậy, phải được tôi luyện thật kỹ, thật rắn chắc – thật cứng. Kỹ năng cứng – kỹ năng nghề nghiệp, thay đổi quá nhanh nên phải rất mềm và luôn được điều chỉnh thì bạn mới không bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống.
“Năm 2011, tỉ lệ SV ra trường làm việc trái ngành rất cao, tới 50%, thậm chí có khảo sát đưa ra tỉ lệ tới 85%. Phần lớn người làm việc trái ngành vì bắt buộc, không thể tìm được việc đúng chuyên ngành đào tạo, nhưng cũng không ít người thành công với việc làm trái ngành”. (Theo Lao Động Online). Ngay cả tác giả của bài này, người đã bỏ ra 10 năm sung sức nhất của thời trai trẻ để bảo vệ luận án tiến sĩ toán lý, vậy mà bây giờ, ông đang làm giảng viên đào tạo Kỹ năng mềm, hoàn toàn trái ngược với ngành nghề mà ông được đào tạo. Và ngay cả bạn – người đang đọc những dòng này, bạn có làm đúng nghề được học hay không? Và nếu bạn làm đúng nghề thì những kỹ năng cứng – kỹ năng chuyên môn của bạn so với thời đi học còn lại bao nhiêu phần trăm? Hay bạn đã được đào tạo mới hoàn toàn 100%.
Ta thấy rõ ràng rằng: việc làm, khả năng thành đạt và kỹ năng chuyên môn (Kỹ năng cứng), không phải lúc nào cũng ăn nhập với nhau. Sao lại thế? Tại sao lại thế?
ky nang mem phai that cung
Thế kỷ 21 là thế kỷ dựa vào kỹ năng, nhưng chúng ta được nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Không chỉ có vậy, những kiến thức đó cực kỳ khó học và hơn nữa đó là, nó không bao giờ được dùng đến. Điều đó cũng như việc, nhà nghèo mà ta lại đi sắm những đồ vật rất đắt tiền để mang về và cất vào xó bếp hoặc để ở gầm cầu thang, gậm giường, khiến nhà cửa thêm bề bộn và chật chội.
“Không thể giải quyết vấn đề mới bằng chuẩn mực cũ”. “Làm như cũ mà mong kết quả mới là điên”.
Cũng trong thế kỷ 21 này, chỉ bằng điện thoại di động, qua internet, trong mấy phần nghìn giây, chúng ta hoàn toàn có được những thông tin cập nhật nhất về bất kỳ loại kiến thức nào. Chúng ta thay việc khổ sở học vẹt của mình (và ngay cả khi ta thuộc lòng rồi thì cũng không bao giờ sử dụng) bằng thời gian để rèn kỹ năng, thì chất lượng cạnh tranh của nguồn nhân lực nước nhà chắc chắn sẽ được nâng lên rất nhiều.
Dựa trên phương diện nghề nghiệp người ta phân chia kỹ năng thành 2 loại là: Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng là những kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn, giúp con người thực thi những công việc cụ thể đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Kỹ năng cứng thường gắn liền với các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc tuân theo các trình tự, thủ tục hành chính nhất định của từng tổ chức và có thể đo được. Các kỹ năng cứng mà chúng ta có thể thấy rõ trong xã hội như: kỹ năng hàn, kỹ năng lái ô tô; kỹ năng xây tường, kỹ năng vẽ thiết kế, kỹ năng làm báo cáo tài chính… Những kỹ năng cứng này thường được quy chuẩn theo những quy trình và nguyên tắc cụ thể và được đào tạo ở những trường lớp chính quy.
Kỹ năng mềm là những kỹ năng giúp con người tự quản lý, lãnh đạo chính bản thân mình và tương tác với những người xung quanh để cuộc sống và công việc thật hiệu quả. Kỹ năng mềm bao gồm các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng lắng nghe… Kỹ năng mềm thường khó quy chuẩn, phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng tương tác và khó có thể đo được. Giao tiếp với cấp trên khác với giao tiếp với khách hàng; giao tiếp với con cái khác giao tiếp với đồng nghiệp… Kỹ năng cứng là chỉ dùng trong công việc, tại nơi làm việc, trong thời gian làm việc. Còn kỹ năng mềm thì được dùng mọi lúc, mọi nơi và suốt đời. Đơn giản, kỹ năng cứng như việc đi xe máy, bạn chỉ dùng rất ít. Còn kỹ năng giao tiếp lúc nào bạn cũng phải dùng, ngay khi ngồi một mình bạn cũng phải biết giao tiếp với chính mình và giao tiếp với chính mình là quan trọng nhất. Hơn nữa, theo mức độ thành đạt và trưởng thành về tuổi tác, tỷ trọng sử dụng kỹ năng mềm ngày càng nhiều hơn.
Thế giới thay đổi ngày càng nhanh, kỹ năng cứng ngày càng mềm hơn. Sau 4 năm đại học, thì tất cả kiến thức và kỹ năng cứng, kỹ năng chuyên môn của bạn đã trở nên lỗi thời, (Đó là chưa nói đến việc chậm trễ thay đổi giáo trình học và việc thiếu cập nhật của thầy giáo). Trong thời buổi phát triển đến chóng mặt của khoa học công nghệ, có rất nhiều ngành nghề mất đi nhanh chóng và được thay thế bằng các ngành khác. Ngay cả kỹ năng cứng – kỹ năng chuyên môn của một ngành nghề cũng cần được cải tiến, nâng cấp một cách liên tục. Ví dụ như: kỹ năng sử dụng điện thoại di động. Khi mới ra đời, ta chỉ cần nắm vững hai chức năng là nhấn nút để nhận cuộc gọi tới và bấm số để gọi đi. Ngày nay, điện thoại di động đã trở thành một văn phòng di động thực thụ. Nó giúp bạn nhận email, tìm đường đi, xem thời tiết, nói chuyện bằng hình ảnh với người thân ở cách xa hàng vạn dặm… Và nếu kỹ năng cứng của bạn như cũ, thì bạn chỉ sử dụng được gần 1/100 chức năng của điện thoại di động. Để theo kịp tốc độ thay đổi của thời đại kỹ năng cứng của bạn phải rất uyển chuyển, phải rất mềm. Muốn vậy, bạn cần nắm thật vững kỹ năng tự học và tự thích ứng. Kỹ năng mềm đó là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất để giúp bạn củng cố kỹ năng cứng, không bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
Kỹ năng mềm thật cứng, thật vững vì nó hầu như không thay đổi theo thời gian, không gian. Ví dụ, để lắng nghe ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ dân tộc nào trên trái đất thì bạn vẫn cần kỹ năng mềm: “mắt chớp chớp, miệng đớp đớp, đầu gật như lạy phật”.
Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) và Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã đưa ra bốn trụ cột của giáo dục là:

HỌC ĐỂ HIỂU BIẾT – năng lực nhận thức

1. Kỹ năng ra quyết định/ giải quyết vấn đề
2. Kỹ năng tư duy phân tích

HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI – năng lực cá nhân

3. Kỹ năng tăng cường khả năng kiểm soát bản thân
4. Kỹ năng quản lý cảm xúc
5. Kỹ năng quản lý căng thẳng và áp lực

HỌC ĐỂ CHUNG SỐNG – năng lực ứng xử

6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
7. Kỹ năng đàm phán/ từ chối
8. Cảm thông với người khác
9. Kỹ năng hợp tác và làm việc đồng đội
10. Kỹ năng gây ảnh hưởng

HỌC ĐỂ LÀM VIỆC – kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cứng.

Rõ ràng kỹ năng mềm chiếm một tỷ trọng rất lớn – 3 trong 4 trụ cột.
Ông cha ta nói “Tiên học lễ hậu học văn”.
Nguyễn Du từng ca ngợi “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Đức Phật dạy “Vạn pháp duy tâm tạo” – mọi thứ đều xuất phát từ tâm của ta. Điều đó được tạo ra từ Kỹ năng mềm.
Daniel Goleman cũng đã khẳng định: Kỹ năng cứng IQ chỉ chiếm 15%, kỹ năng mềm EQ chiếm 85% khả năng thành đạt của mỗi con người.
Ta hay nói rằng: “Làm thế nào để trở thành người kỹ sư xây dựng xuất sấc?” Và “Làm thế nào để trở thành người giáo viên toán xuất sắc?”. Ở đây, câu hỏi chung cho hai câu hỏi đó là: “Làm thế nào để trở thành người (tên nghề)… thành công xuất sắc?”
Cũng như vậy với tất cả các câu hỏi cho các ngành nghề khác nhau đều có chung một gốc: “Làm thế nào để trở thành người xuất sắc?”. Rõ ràng, kỹ năng làm người, kỹ năng sống, kỹ năng mềm là nền tảng cho tất cả các ngành nghề trong mọi thời đại. Vì vậy, chúng ta phải được tôi luyện kỹ năng mềm thật kỹ, thật rắn chắc – thật cứng. Thế giới công nghệ thay đổi càng ngày càng nhanh với gia tốc lớn. Chính vì vậy, kỹ năng cứng của bạn càng ngày càng phải mềm hơn.
Như vậy, để phát triển và thành công trong thời đại mới, kỹ năng cứng của bạn phải rất mềm và kỹ năng mềm thì cần thật sự cứng.
Tác giả: Phan Quốc Việt – Tâm Việt Group
Internet Marketing Đà Nẵng

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More