TƯ VẤN THIẾT KẾ WEBSITE FREE

Bạn muốn Sở Hữu một Website riêng mà không tốn tiền.

Liên kết cùng nhau phát triển doanh nghiệp

Tại sao phải liên kết doanh nghiệp , và liên kết doanh nghiệp có lợi gì?.

BÍ QUYẾT GIÚP KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH VỚI DOANH NGHIỆP

Bạn đang kinh doanh và gặp khó khăn khi cửa hàng của bạn vắng khách.

Hợp tác

Liên kết doanh nghiệp.

HỌC LÀM CỦ DOANH NGHIỆP ONLINE FREE

Tại sao phải làm chủ ? Làm chủ có lợi gì?

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

5 bí quyết khiến Google index bài viết nhanh chóng


Có một số bạn thường hỏi mình là sau bao lâu thì google mới index bài viết mới? Mình hay trả lời họ rằng: điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố, thông thường đối với những blog mới thành lập, thời gian index bài viết khoảng từ 3 – 4 ngày, quả thật là một khoảng thời gian không phải ngắn  , điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc SEO cho blog của bạn, nhất là đối với những bạn tham gia kiếm tiền trên mạng thì việc index bài viết nhanh lại càng ảnh hưởng, cụ thể hơn một chút, một cách kiếm tiền trên mạng đang được các bạn trong khóa học RIchTraining sử dụng là Product launch, nghĩa là quảng bá sản phẩm mới, thử nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu như đến ngày ra mắt sản phẩm mà bài viết của bạn vẫn chưa được index nào? 
Google index
Một số trang tin tức, event, hay những blog có thâm niên và nổi tiếng thì thời gian index tương đối nhanh, thường là chỉ vài phút sau khi publish là đã được google index. Kiên nhẫn là một yếu tố quan trọng để thành công trong blogging, nếu bạn mới bắt đầu một blog thì việc phải chờ đợi vài ngày để google index bài viết mới là không thể tránh khỏi, tuy nhiên một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp cho blog của bạn được index nhanh hơn và bạn không phải chờ đợi dài cổ để thấy bài viết của mình xuất hiện trên google  

1. Comment blog khác một cách thường xuyên

Comment cho blog khác là một thói quen tốt mà các blogger nên có. Việc comment ở những blog có cùng chủ đề không chỉ giúp bạn có thêm nhiều bạn bè mà còn góp phần xây dựng được một lượng backlink và traffic tương đối đến với blog của bạn. Khi comment, các bạn nên đưa ra những bình luận đóng góp có giá trị, người đọc khi nhìn thấy những comment chất lượng sẽ cảm thấy tò mò và ghé thăm blog của bạn, từ đó đem lại nguồn traffic mới cho blog. Hơn nữa, đây còn là văn hóa của một blogger chuyên nghiệp. đừng spam comment, bởi vì comment của bạn có thể sẽ bị xóa bởi người quản trị blog đó đấy.

2. Cập nhật và viết bài đều đặn

Thường xuyên update và viết bài cho blog của bạn. Việc viết bài đều đặn sẽ giúp cho các Crawer của google quay trở lại blog của bạn thường xuyên hơn bất cứ khi nào bạn thay đổi nội dung bài viết hay có bài viết mới. Từ đó bài viết từ blog của bạn sẽ được index nhanh hơn nhiều.

3. Cập nhật Ping list

Bất cứ khi nào một bài viết được xuất bản, những dịch vụ Ping mà bạn cài đặt trong wordpress sẽ giúp bạn ping đến SE. Bạn có càng nhiều dịch vụ Ping thì blog của bạn index càng nhanh hơn và traffic cũng  nhiều hơn. Dưới đây là link download những dịch vụ ping miễn phí, hãy copy tất cả vào mục ping list trong phần settings WordPress của bạn nhé:Download ping list

4. Sử dụng PuSHPress Plugin

PuSHPress là một plugin giúp bạn  ping nội dung bài viết mới một cách nhanh chóng. Sau khi cài đặt, hub hỗ trợ sẽ được thêm vào blog wordpress của bạn. Bất cứ khi nào một bài viết được xuất bản trên blog, nội dung của bài viết sẽ được gửi đến toàn bộ PuSH ( PubSubHubbub) Subscriber (Feedburner, Google Reader…). Điều này sẽ giúp cho bài viết được index nhanh hơn.

5. Sử dụng Tumbler blog

Tumblr là một dịch vụ blog miễn phí cũng có thể giúp bạn index bài viết nhanh chóng hơn. Bạn thực hiện những bước sau:
  • Tạo một blog với Tumblr, và vào trang Customization để hiệu chỉnh blog
  • Redirect blog Tumblr của bạn đến blog của bạn
  • Bắt đầu Reblogging hay Liking những blog khác
Sau khoảng từ 20 – 25 lần relogs hay likes thì bài viết mới của bạn sẽ được index. Mình không bảo đảm về phương pháp này tuy nhiên nó cũng đã giúp rất nhiều blogger index bài viết nhanh chóng hơn.

Lời kết.

Hi vọng rằng với 5 bí quyết nhỏ này sẽ giúp đỡ được phần nào những blogger mới index bài viết nhanh chóng hơn. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, vui lòng comment ở dưới nhé. Mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Xin cám ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Hướng dẫn thiết kế website bằng blogger

Chức năng của bảng Dashboard trong Blog WordPress


Top post & page những trang  bài viết được xem nhiều
Cilckcác link trong blog của bạn được click vào
 cuối cùng  phần thống  tổng cộng của các phần trên blog bạn như:tổng số người xemsố người xem hôm nay…
Dashboard>Tag Surfer
Đây  nơi tập hợp các bài viết bạn sưu tầm được trên WordPress.com. Bạn  thể thêm các tags (nhãn bạn thích hoặc xoá chúng đi nếu không hứng thú
Write> Write Post
Dùng để viết bài mới cho blog. Cách viết bài tôi sẽ hướng dẫn ở bài sau
Write> Write Page
Viết thêm 1 trang mới(thường dùng để tạo 1 bài viết tách riêng với các phần khác)
Manage>Posts
Quản  các bài viết đã post của mìnhbạn  thể chỉnh sửa hoặc xoá các bài viết 
Manage>Page
quản  các trang
Manage>Upload
Các file  bạn đã upload lên WordPress
Manage>Categories
Categories  1 phần quan trọng của WordPressgiúp cho người viết phân loại bài viết  người đọc dễ dàng tìm được những thông tin  mình muốn. Ở đây các bạn  thể tạo thêm cho mình những categories mới hoặc chỉnh sửa lại các categories 
Manage>Import
WordPress hỗ trợ bạn dời nhà từ các blog khác sang WordPressđây  1 tính năng khá hay khi các blogger muốn chuyển sang dùng WordPressTại đây các bạn  thể đưa toàn bộ bài viết từ blogger, livejornaltypepad  từ Wordpress sang WordPress
Manage>Export
Xuất dữ liệu các bài đã đăng trong WordPress
Manage>Comments
Giúp quản  các comment được gửi lên blog của bạn
Blogroll 
Đưa link tới các trang web hoặc các bài viết ở các trang khác  bạn muốn giới thiệu đến người đọc.
Presentation>themes
Thay đổi giao diện cho blog bạntại đây  rất nhiều kiểu giao diện cho bạn chọn lựa phù hợp với ý mình
Presentation>Widgets
Tuỷ chĩnh 1 số tiện ích thêm cho blog bạnHiện giờ WordPress hỗ trợ 23 tiện ích cung cấp sẵnBạn chỉ cần thao tác kéo  thả vào sidebar rồi Save lại   thể sử dụng
Presentation>Current Theme Options
Tuỳ chọn thêm cho theme, thay đổi banner cho blog bạnđổi màu thêm 1 số thông tin về bạn
Presentation>Edit Css
nếu các bạn  chút kiến thức về css thì  thể xem qua tuỳ chọn này để chỉnh sửa lại
Users> Authors & Users
Quản  thêm  phân quyền người dùng cùng quản  blog WordPress
Options>……
Thiết lập cho blog theo ý bạn giúp blog dễ sử dụng hơn

Viết review như thế nào để có thể bán được sản phẩm?


Cách viết bài review thành công
Viết review là một phương thức rất thịnh hành hiện nay của những người làm Blog Marketing, một bài review chuẩn xác, đầy đủ thông tin và độc đáo có thể giúp bạn tăng doanh số bán hàng đáng kể. Tuy nhiên, như các cao thủ truyền đạt lại rằng viết review là cả một nghệ thuật, người viết review không chỉ cần có kỹ năng viết lách thật tốt mà cần phải kết hợp nhiều kiến thức về tâm lý mua hàng online của người dùng. Nếu bạn không muốn độc giả nghĩ rằng bài review của bạn là một sản phẩm “chém gió” thì nên kết hợp cả 2 yếu tố này, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi chỉ với một bài review chuẩn như vậy sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng đáng kể trong thời gian dài.

Tính liên quan giữa sản phẩm review và nội dung của blog

Bạn nghĩ sao khi bây giờ Giải Pháp Số viết một bài review về thuốc tráng dương bổ thận? Bạn có chắc chắn là sẽ có người mua loại thuốc này trên blog bác Số chứ? Câu trả lời có lẽ là…hên xui, nhưng mình chắc chắn một điều nếu bán được sản phẩm đi chăng nữa thì cùng lắm là 1, 2 người mua, đó là thành quả may mắn lắm rồi. Trước tiên chúng ta nên nghĩ, độc giả của Giải Pháp Số có độ tuổi như thế nào? Người ta vào đây để làm gì hay là tìm các thông tin về thuốc? Cái gì người ta đang cần? Nếu bây giờ mình review một phần mềm hỗ trợ Internet Marketing và loại thần dược kia thì bạn nghĩ cái nào sẽ kích thích độc giả tại blog này mua hơn? Nói nôm na lại, trước khi viết review về một sản phẩm nào đó, hãy xem xét đến nội dung của blog và sàng lọc thật kỹ những gì mà độc giả chúng ta cần đọc ở blog mình, và một sản phẩm như thế nào để họ có thể mua. Nếu bạn chưa chắc chắn, hãy tự trả lời các câu hỏi dưới đây:
  1. Sản phẩm này có thể giải quyết các vấn đề mà độc giả chúng ta cần khi vào đây không?
  2. Ngoài sản phẩm này thì còn có cách nào khác khả thi để giải quyết vấn đề đó hay không?
  3. Sản phẩm này có dễ sử dụng không? Có hướng dẫn kèm theo không?
Hãy đối chiếu sản phẩm mà bạn đang chuẩn bị review với 3 câu hỏi này để đảm bảo rằng nó hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của độc giả, nhất là phù hợp với lý do vì sao họ xuất hiện trong blog của bạn. Ngược lại, nếu bạn lỡ đăng các bài review sản phẩm không có chút liên quan gì đến nội dung của blog, rất có thể họ sẽ nghĩ rằng bạn đang lợi dụng blog để làm tiền và không quan tâm đến nội dung của blog nữa. Cẩn thận, cẩn thận.
Tips: Tính liên quan giữa sản phẩm và nhu cầu của độc giả trên blog của bạn là chìa khóa cốt lõi của một bài review thành công.

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế

Chia sẻ kinh nghiệm vào bài reviewKhách hàng tiềm năng luôn muốn đọc các trải nghiệm thực tế về một sản phẩm mà họ muốn mua. Họ muốn xem sản phẩm mà họ đang chuẩn bị mua có ưu điểm gì, nhược điểm gì và các tính năng nổi bật của nó có phù hợp với tiêu chí và yêu cầu của họ hay không, vì ai ai cũng muốn mình mua một sản phẩm đáng đồng tiền bát gạo. Một bài review được hiểu như là một bài đánh giá tổng quan và nếu bạn đã sử dụng sản phẩm đó rồi thì đó được gọi là bài đánh giá, nhận xét. Còn nếu bạn đang viết review dựa trên các phỏng đoán hay các dữ liệu của nhà cung cấp và phân tích cho độc giả biết vì sao họ nên mua, thì đây giống như một bài đề nghị mua hàng hơn. Cách này cũng không có gì sai và có thể áp dụng được, nhưng có điều nó không thật sự khả thi.
Nếu bạn đang review về một plugin WordPress thì bạn cần cho độc giả thấy bạn đã sử dụng nó thế nào, nó có tính năng và làm việc ra sao, và lợi ích mà bạn nhận được khi sử dụng plugin đó. Hoặc nếu bạn đang review về một gói hosting nào đó thì bạn cần đưa ra chứng cứ xác thực là nhà cung cấp này tốt, không bị downtime, support tốt. Dĩ nhiên, những thông tin này bạn không thể tự suy nghĩ ra mà viết vào được.
Tips: Hãy luôn xem mình là một con chuột bạch và nên thử dùng trước khi review.

Nêu rõ ưu và nhược điểm của sản phẩm

Ở trên mình có nhắc qua việc phân tích ưu điểm và nhược điểm của bài review, ở phần này mình sẽ nói rõ hơn về điều đó. Người tiêu dùng hiện nay đã rất thông minh để nhận ra đâu là một bài review đáng tin tưởng, đâu là một sản phẩm văn bản của các nhà tiếp thị tài tình. Hãy đặt mình vào vị trí của người mua hàng và bạn sẽ dám tin vào một bài review chỉ toàn lợi ích và các thông tin tích cực? Không có gì luôn hoàn hảo để được một bài review như thế cả. Những bài review như vậy cũng có thể làm tăng doanh số bán hàng hoặc chỉ áp dụng cho các chiến thuật chuyển hướng người dùng đến trang mua hàng càng sớm càng tốt trước khi họ nghĩ ra những mặt tiêu cực của bài review. Tuy nhiên lời khuyên của mình là tốt nhất nên cân bằng giữa ưu điểm và nhược điểm trong bài review.
Nêu ưu điểm và nhược điểm vào bài review
Đặc biệt nếu bạn đã dùng qua sản phẩm, thì những thông tin đa chiều càng quan trọng hơn vì bạn đang đang chia sẻ thông tin với vai trò là một người “từng trải” thay vì cho người khác nghĩ bạn đang đánh giá dựa trên các kinh nghiệm của người khác. Mặt khác, cách này sẽ làm bài review của bạn thêm phần tự nhiên hơn, gần gũi hơn để độc giả có thể tin tưởng vào bạn mặc dù họ có thể sẽ không mua sản phẩm đó. Nhưng nếu họ đã tin tưởng vào bạn thì họ không mua sản phẩm này thì cũng có thể mua các sản phẩm khác do bạn tiếp thị.

Tips: Viết review không giống như nấu chè, bạn cần cân bằng giữa đường (ưu điểm) và muối (nhược điểm) để bài review có thêm hương vị đậm đà tự nhiên.

Bài phân tích lẻ hoặc so sánh các sản phẩm

Thông thường, bài review được chia làm 2 loại phổ biến nhất đó là phân tích sâu về một sản phẩm hoặc so sánh sản phẩm với đối thủ của nó. Nhưng suy ra cho cùng thì cả 2 loại bài review này cần đưa ra những thông tin chuẩn xác và đáng tin cậy để người đọc có thể chọn mua sản phẩm.
Vậy câu hỏi được đặt ra, loại bài review nào tốt hơn? Trước tiên, nó sẽ phụ thuộc vào yếu tố bao gồm những gì bạn đang làm để tạo ra phân vùng thị trường của riêng mình, và quan trọng hơn hết là các đối thủ chống lại nó. Nếu bạn chọn cách so sánh, bài review của bạn sẽ có tác dụng ngược nếu như bạn thực hiện không đúng cách hay thiếu chuẩn xác. Vì vậy việc chọn ra loại bài review tốt nhất ở đây có lẽ là rất khó, có người mạnh loại này, có người mạnh loại kia. Như thế này nghĩa là trước khi tìm ra câu trả lời của riêng mình, bạn cứ làm thử hai bài này để xem bạn có khả năng viết loại nào tốt nhất, sau đó tập trung vào nó. Sẽ rất thú vị nếu như blog của bạn chỉ toàn các bài so sánh.

Một vài mẹo nhỏ để có một bài review tốt

Sau những lưu ý quan trọng ở trên kia, còn một vài điều cần lưu ý nhỏ nữa mà bạn KHÔNG NÊN BỎ QUA, tuy nó nhỏ nhưng lại khá quan trọng và tốt nhất là bạn đừng nên bỏ sót chi tiết nào trong danh sách điều cần cân nhắc dưới đây:
  • Luôn tiết lộ thông tin cá nhân khi viết bài review.
  • Nếu sản phẩm có giá cao, khó bán thì tốt hơn là bạn nên kèm theo một vài mã giảm giá.
  • Ở cuối bài, nên có một đoạn tóm tắt review kèm theo quyết định có nên kêu gọi độc giả sử dụng sản phẩm hay không.
  • Luôn luôn tìm hiểu về sức mua của độc giả.
  • Hãy thử dùng qua sản phẩm để có thể đưa ra các ví dụ thực tế của chính bạn vào bài viết.
Nói tóm lại thì…………..  :lol:
Mình chưa bao giờ viết review về một sản phẩm nào để làm tiếp thị trực tuyến cả mà chỉ đi đọc review khi mua hàng:aie:   . Mình luôn luôn tìm kiếm một bài review trước khi mua một thứ gì đó trên mạng để đồng tiền của mình không trở nên vô dụng, và bài này là một chút kiến thức nhỏ chia sẻ về những bài review mình đã từng đọc qua và nó luôn làm mình phải bấm vào nút mua hàng ngay lập tức. Nếu bạn có thêm những kinh nghiệm nào viết bài review, bạn cảm thấy không phiền khi chia sẻ nó ở dưới phần bình luận chứ? 

Những ứng dụng giúp bạn phát triển Fanpage trên Facebook tốt hơn


Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của truyền thông xã hội (Social Media) trong thời đại công nghệ Internet bùng nổ như hiện nay và nó cũng góp phần vào việc phát triển xu thế quảng cáo trên các mạng xã hội mở. Các mạng xã hội không chỉ giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận đến mọi đối tượng khách hàng trên thế giới mà đó còn là nơi chúng ta có thể chia sẻ và thu nhận rất nhiều thông tin hữu ích hằng ngày. Đó là lý do tại sao mà hiện nay có rất nhiều chuyên gia Internet Marketing đã tiến hành nghiên cứu các chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội nhằm tiết kiệm chi phí quảng cáo và đẩy mạnh hiệu quả. Và Facebook là một trong những mạng xã hội phát triển xuất sắc nhất từ trước tới giờ với rất nhiều thành tựu mà họ đã đạt được, đồng thời đây là một sự lựa chọn hàng đầu để các doanh nghiệp lớn nhỏ để đầu tư các chiến lược phát triển và “bám rễ” trên đây.
Facebook được bắt đầu “vươn vòi” ra toàn thế giơi với tiếng tăm lừng lẫy kể từ năm 2011 và hiện nay nó “chiếm giữ” khoảng hơn 955 triệu thành viên, và thật bất ngờ rằng hơn một nửa trong số họ có sử dụng mạng xã hội này trên các thiết bị điện thoại hay các thiết bị di động khác (Facebook Approaches 500 Million Mobile Users). Và trong loạt bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số công cụ giúp bạn tăng cường khả năng kiểm soát các Fanpage trên Facebook và cải thiện kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội lớn nhất hành tinh này vào việc xây dựng thương hiệu hay các chiến dịch quảng cáo.

Pagemodo

Ai cũng biết rằng Facebook cho phép chúng ta tạo một fanpage riêng để kết nối những người dùng lại với nhau. Đối với một doanh nghiệp hay tổ chức, sự chuyên nghiệp của fanpage đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường chinh phục những đối tượng khách hàng trên mạng xã hội này. Nếu bạn đang có ý định tạo một fanpage chuyên nghiệp nhưng chưa có nhiều ý tưởng, hãy thử sử dụng công cụ Pagemodo, nó sẽ giúp bạn tùy chỉnh các tính năng trên một fanpage như tạo cover photo chuyên nghiệp, phân tích lưu lượng truy cập, tạo các tab nội dung.
Tuy nhiên, hạn chế của công cụ này đó là bạn chỉ có thể quản lý được một fanpage với tài khoản miễn phí.

FaceitPage

Cũng như công cụ Pagemodo ở trên, FaceitPage cho phép bạn tăng thêm phần chuyên nghiệp cho fanpage qua các ứng dụng tùy chỉnh cover photo, thống kê, tạo tab nội dung và có thêm một tính năng rất hay nữa đó là đặt giờ tự động đăng status lên fanpage rất chính xác và tin cậy.

Hootsuite

Nếu bạn đang sở hữu nhiều page trên nhiều mạng xã hội khác nhau, bạn đang gặp khó khăn khi quản lý các nội dung trên đó thì Hootsuite là công cụ bạn cần ngay lúc này. Công cụ này sẽ tăng cường khả năng kiểm soát các nội dung trên nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau của bạn và có thể đăng một nội dung lên nhiều trang khác nhau chỉ với một lần đăng duy nhất. Hơn thế nữa, tính năng đặt giờ tự động đăng bài viết sẽ giúp bạn lên kế hoạch phát triển nội dung một cách tốt nhất.

All Facebook Stats

Nếu như bạn chưa hài lòng với tính năng Facebook Insight có sẵn trong Facebook để xem các thống kê và phân tích chi tiết lưu lượng truy cập thì đây là công cụ giúp bạn mở rộng kỹ năng phân tích của mình. Công cụ này cung cấp một bảng thống kê chuyên sâu về các nội dung trên fanpage, những người hâm mộ..v.v..và tất nhiên bạn có thể quản lý nhiều fanpage khác nhau ở đây.

PageLever

Nếu bạn đang cần một công cụ nào đó giúp bạn quản lý các fanpage của mình một cách hoàn hảo nhất có thể thì hãy thử dùng Pagelever. Đây là một công cụ rất tốt giúp bạn quản lý những nội dung trên fanpage, đồng thời hỗ trợ bạn tạo các báo cáo phân tích chuyên sâu để giúp bạn tìm ra phương án thích hợp để duy trì fanpage. Tuy nhiên để sử dụng được công cụ này thì bạn cần phải trả ít nhất là 99$ mỗi tháng, hơi chát phải không nào.

Virtue

Về mặt chức năng thì cũng không khác gì các công cụ mà mình đã giới thiệu ở trên. Tuy nhiên điểm khác biệt của Virtue đó là ngoài những công cụ phục vụ việc phân tích và quản lý nội dung fanpage mà nó còn có thể giúp bạn xây dựng một gian hàng chuyên nghiệp ngay chính trên fanpage của mình.

Fanpage Engine

Và cuối cùng, một bộ công cụ mà mình không thể không giới thiệu đến các bạn đó là Fanpage Engine. Nếu bạn đang lên một kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên Facebook thì đây là bộ công cụ phù hợp với bạn nhất. Sở hữu nhiều ứng dụng liên quan đến thương mại điện tử, nó sẽ giúp bạn phát động các chiến dịch bán hàng qua Facebook một cách mạnh mẽ và tối ưu toàn diện. Hơn thế nữa, nó cũng bao gồm một công cụ tên Page Builder App, công cụ này giúp bạn thiết kế fanpage của mình một cách chuyên nghiệp hơn bao giờ hết.
Các ứng dụng trên đa phần đều là trả phí, một số ứng dụng đầu tiên trong danh sách có gói sử dụng miễn phí nhưng tính năng hơi bị hạn chế một chút. Tuy nhiên nếu bạn biết cách vận dụng đồng tiền của mình thì chi phí chi trả để sử dụng các công cụ này một cách tốt hơn cũng là một hướng đầu tư thích hợp.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More