TƯ VẤN THIẾT KẾ WEBSITE FREE

Bạn muốn Sở Hữu một Website riêng mà không tốn tiền.

Liên kết cùng nhau phát triển doanh nghiệp

Tại sao phải liên kết doanh nghiệp , và liên kết doanh nghiệp có lợi gì?.

BÍ QUYẾT GIÚP KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH VỚI DOANH NGHIỆP

Bạn đang kinh doanh và gặp khó khăn khi cửa hàng của bạn vắng khách.

Hợp tác

Liên kết doanh nghiệp.

HỌC LÀM CỦ DOANH NGHIỆP ONLINE FREE

Tại sao phải làm chủ ? Làm chủ có lợi gì?

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Vai trò của mạng xã hội đối với Marketing



vai tro cua mang xa hoiTruyền thông xã hội là cái gì vậy và nó có có vai trò như thế nào đối với công việc marketing của tôi? Cách đây 2 năm, đây có lẽ là câu hỏi mà tôi sẽ chẳng nhận được hồi đáp, nhưng bây giờ thì khác rồi, đó là một câu hỏi phổ biến mà tôi nhận được trong hòm thư.
Trước hết, hãy trả lời mạng xã hội là gì. Mạng xã hội là là những công cụ có chi phí thấp được sử dụng để kết hợp công nghệ và sự tương tác xã hội cùng với việc sử dụng từ ngữ. Những công cụ này điển hình dựa trên nền tảng Internet hoặc nền tảng di động. Một vài công cụ bạn có lẽ đã nghe đến bao gồm Twitter, Facebook, MySpace và YouTube.
Mạng xã hội đem lại cho các nhà tiếp thị một tiếng nói và một cách thức để giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng đã có và khách hàng tiềm năng. Nó cá nhân hóa “thương hiệu” của bạn và giúp bạn phát đi thông điệp thông qua môt cách thức giao tiếp và thoải mái.
Nếu bạn có thể nói mạng xã hội  làm cho bạn buồn thì chắn hẳn nó phải là một phần của cuộc sống hàng ngày và làm cho bạn có cảm hứng và động lực để thành công.
Nếu bạn nghĩ rằng mạng xã hội chỉ dành cho những chủ doanh nghiệp nhỏ đang cố gắng làm một cuộc thử nghiệm nào đó thì tôi phải sửa điều đó cho bạn. Đây chỉ là một vài công ty đã ứng dụng mạng xã hội:
Absolut Vodka – Video trực tuyến trên Youtube và sử dụng Facebook để làm nên trang hâm mộ Top Bartender
BMW – Sử dụng Facebook để quảng bá sản phẩm 1-series Road Trip và tạo trang Rampenfest dành cho người hâm mộ.
Dunkin Donuts – Họ đã tìm thấy giá trị trong mạng xã hội và đã tạo tài khoản blog Twitter.
Barack Obama – Trong ví dụ của tôi, tôi không thể bỏ qua trường hợp của Tổng thống Barack Obama. Ông đã được xem như là một nhà lãnh đạo trong việc sử dụng của Twitter trong thời gian bầu cử Tổng thống. Ông có hơn 170.000 tín đồ và là sau hơn 165.000. Cá nhân tôi nhớ “twitter buzz” trong các cuộc tranh cử Tổng thống cũng như toàn bộ cuộc bầu cử.
Bạn có thể thấy chúng ta có những công ty đồ uống, những nhà sản xuất xe hơi đắt tiền , những cửa hàng bánh ngọt và cả Tổng thống đã sử dụng công cụ mạng xã hội. Điều đó chẳng khó khăn gì để hình dung ra rằng chúng ta cần làm một điều gì đó.
Mạng xã hội có vai trò như thế nào đối với công việc marketing của bạn? Như hầu hết các bạn đều biết quan điểm của tôi đó là mạng xã hội là một công cụ mà chúng ta sử dụng để thông tin đến khách hàng về những sản phẩm của chúng ta, chúng ta là ai, và chúng ta bán gì. Mãng xã hội làm các việc đó. Sau đây là cách làm:
  • Chúng ta có thể sử dụng mạng xã hội để cung cấp thông tin danh tính: chúng ta là ai, chúng ta cung cấp sản phẩm gì.
  • Chúng ta có thể sử dụng mạng xã hội để tạo ra những mối quan hệ với những người không biết về sản phẩm của chúng ta hoặc những gì công ty đại diện phân phối.
  • Mạng xã hội làm cho chúng ta “thực tế” với người tiêu dùng. Nếu bạn muốn người khác chú ý tới bạn, thay vì đừng chỉ nói về thông tin sản phẩm mới nhất mà hãy chia sẻ cá tính của bạn với họ.
  • Chúng ta có thể sử dụng mạng xã hội để liên kết với đồng nghiệp có cùng một thị trường mục tiêu.
  • Chúng ta có thể sử dụng mạng xã hội để giao tiếp và tương tác mà người tiêu dùng tìm kiếm.
Các bạn có thể thấy rằng mạng xã hội chưa đựng nhiều giá trị nhưng bạn làm thế nào cho đúng cách?
  • Bạn không thể nào chỉ dựa vào mạng xã hội, bạn phải tích hợp nó với những công cụ marketing khác. Trong khi các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tạo ra nhận thức cho người tiêu dùng, tôi không tin rằng ban đầu nó sẽ giúp bán được một triệu đô la giá trị của sản phẩm. Tôi cũng không nói rằng một ngày nào đó bạn xây dựng lên các “sao” trên mạng xã hội thì nó sẽ không thành công được ngay, nhưng nó có lẽ sẽ không xảy ra vào ngày mai.
  • Hãy là chính bạn, phản ánh đặc trưng của bạn. Chẳng có luật lệ nào là “đúng” hoặc “sai” khi đi vào mạng xã hội, chỉ có bạn mới xác định được bạn sẽ làm gì.
  • Hãy sáng suốt, nếu bạn không đặt kế hoạch phù hợp gì, xin đừng làm gì cả – nó sẽ làm tốn thời gian của mọi người.
Có rất nhiều câu chuyện thành công khi sử dụng mạng xã hội từ việc săn tìm những ứng viên cho công việc mới cho đến việc giới thiệu một sản phẩm mới cũng như những công ty nằm trong danh sách 500 công ty muốn củng cố thường hiệu trên tạp chí Fortune. Vai trò của mạng xã hội trong marketing là việc sử dụng nó như một công cụ thông tin giúp bạn giao tiếp được với những người quan tâm đến sản phẩm của bạn và làm cho thương hiệu của bạn trở nên quen thuộc với những người chưa biết. Sử dụng mạng xã hội như một công cụ tạo nên tên tuôi đằng sau thương hiệu của bạn và những mối quan hệ mà bạn chưa bao giờ có được. Điều này không nhưng gọi người mua quay trở lai mà còn giữ được lòng trung thành của khách hàng. Thực tế là mạng xã hội rất đa dạng đến nỗi nó có thể được sử dụng trên bất cứ cách thức nào phù hợp nhất với nhu cầu và lợi ích trong kinh doanh.
Internet Marketing Đà Nẵng

Cộng đồng mạng xã hội mang lại nhiều cơ hội tiếp thị


Mạng xã hội chưa bao giờ quan trọng và có lợi cho các công ty đến vậy. Trong thế giới công nghệ của chúng ta, viễn cảnh kinh doanh sắp tới của bạn có thể chỉ là một cú click chuột.

Tất cả chúng ta đều biết rằng bằng cách tham gia vào những tổ chức địa phương và năng động trong cộng đồng, chúng ta thường xuyên được chao đón với những lợi ích chính là những cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên, bạn không thể nào hiểu được các cộng động kinh doanh mà bạn đang tham gia và phát triển trên mạng. Những mạng này cho phép bạn xác định nhiều cơ hội kinh doanh cũng như tìm ra những công ty có thể đáp ứng nhu cầu B2B của bạn.
Sử dụng những công cụ marketing ảo này, bạn có thể kết nối với những con người cực kỳ chuyên nghiệp và xuất sắc, nhưng bạn không chỉ ngồi chờ đời người khác đến với bạn. Bạn phải nỗ lực xây dựng mạng lưới trực tuyến, điều này có nghĩa là tiến tới và xây dựng những mối quan hệ với nhưng người mà bạn có cùng điểm chung. Bạn sẽ thực sự ngạc nhiên vì bạn sẽ bắt đầu kết nối với người khác nhanh chóng.
Sau đây là một vài mạng xã hội mà tôi ưa thích:
LinkedIn
LinkIn vừa trở thành mạng xã hội ưa thích phuc vụ cho mục đính kinh doanh của tôi. Bạn dễ dàng xem hồ sơ, kết nối, và thậm chí là tuyển dụng những nhân lực tiềm năng mới. LinkedIn cũng có chức năng đề nghị cho phép bạn xem những nhận xét của người khác về một cá nhân nào đó.

Facebook
Facebook bây giờ không còn là mạng dành cho trẻ con nữa rồi. Số thành viên của mạng xã hội này tiếp tục gia đăng. Tôi đã nhận ra rằng tôi thích những chức năng và nhiều ứng dụng khác nhau của mạng này. Facebook cũng có một mức độ riêng tư mà tôi chưa thấy ở các  mạng khác. Vơi 600 triệu lượt tìm kiếm và hơn 30 tỷ lượt xem một tháng, bạn có đủ tự tin về tài chính để khước từ mạng này không?
MySpace
Tôi vẫn không thích mạng này lắm. Nó tiếp tục làm cho tôi cảm thấy trẻ con, nhwng tôi có một vài độc giả nói rằng MySpace có hiệu quả đối với họ. Đừng xem thường mạng này – Myspace vẫn đàng có ích đối với một số người thì cũng có thể hữu ích đối với bạn.
VisiblePath
Visible Path có trụ sở tại thung lũng Silicon. Nó không giống với LinkedIn, nhưng nó tự động xác định mạng lưới thực sự của bạn là ai, và mỗi mỗi quan hệ cá nhan có sức mạnh như thế nào dựa trên email và lịch của bạn. VisiblePath là một tên tuổi mới trong thị trường mạng xã hội, và mới chỉ được giới thiệu tại hội trợ triển lãm Expo Web 2.0 vào tháng 5 năm nay.
Ryze
Một cơ sở dữ liệu người dùng khổng lồ, bình yên và hơn thế nữa là một bầu không khí xã hội. Ryze có một chút khó khăn khi điều hướng, nhưng nhìn tổng quát thì đây là một nơi tuyệt vời để bạn tham gia. Hãy giành một lúc vào mạng và tìm những người có cùng điểm chung vơi bạn. Ai mà biết được bạn lại tìm thấy hàng xóm của bạn  trên đó.
Orkut
Orkut sơ hữu và phát triển bởi cỗ máy tìm kiếm khổng lồ Google. Trươc hết, tôi phải nói rằng mạng này có rất nhiều điều thú vị, nhưng thật không may là tôi đã không thích nó vì khi tôi đã nhận được nhiều email từ nhiều người mà tôi không quen biết. Nhiều cộng đồng khác được phát triển tốt tôi nhận ra rằng tôi phải dành thời gian vào những mạng xã hội tôi đã nêu ở trên. Tuy nhiên, đừng làm ý kiến của tôi ảnh hưởng đên bạn – mạng này có thể có những gì mà bạn đang cần.

Phương pháp Marketing hiệu quả trên Facebook



Với lượng người sử dụng khổng lồ, Facebook là một kênh truyền thông xã hội đầy tiềm năng. 13 bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp tạo lập một trang Facebook hiệu quả để quảng bá cho việc kin doanh của doanh nghiệp.

1. Cho fans lý do cụ thể để “like” trang của bạn

Với lượng người sử dụng khổng lồ, Facebook là một kênh truyền thông xã hội đầy tiềm năng.
Khuyến khích khách hàng nhấn “like” bằng những phần thưởng nho nhỏ như coupon, mẫu thử, dùng 3 tháng miễn phí phần mềm cho những người đầu tiên “like”, người thứ 1000, 2000 “like”…Ngoài ra, bạn có thể trang bị những giá trị cộng thêm như các phần mềm trò chơi miễn phí cho fans.

2. Luôn tập trung vào chủ đề chính

Mọi người “like” trang Facebook của bạn vì họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, vì vậy mọi nội dung đăng tải phải gắn liền với chủ đề này. Tập trung viết mãi một chủ đề cũng khá tù túng nhưng đây là cơ hội để bạn phát huy sức sáng tạo. Sau đây là một số cách để bạn khai thác chủ đề:
  • Thông tin các sự kiện do công ty tổ chức, các sự kiện khác có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Chia sẻ các clip hài hước từ Youtube có liên quan đến sản phẩm, ngành nghề mà công ty bạn đang kinh doanh.
  • Khuyến khích mọi người đăng tải các câu hỏi, hình ảnh và các câu chuyện có liên quan đến sản phẩ, dịch vụ của bạn lên “tường”
  • Thỉnh thoảng đăng lại các nội dung từng thu hút mọi người.

3. Đặt ra những câu hỏi hay

Một trong những cách thu hút mọi người bình luận rôm rả trên Facebook là đặt ra các câu hỏi thú vị, có tính giải trí cao. Tuy nhiên, tiêu chí hàng đầu cho các câu hỏi là phải dễ trả lời để người đọc chỉ cần dùng một từ cũng có thể trả lời được câu hỏi. Hầu hết mọi người đều thích nói về mình, vì vậy bạn hãy đặt các câu hỏi về bản thân họ để kích thích mọi người tham gia thảo luận.

4. Luôn cập nhật thông tin đi kèm với hình ảnh

Với mỗi “trạng thái” được cập nhật, bạn nên đính kèm theo một hình ảnh. Hình ảnh luôn thu hút sự chú ý của người đọc hơn so với chữ viết và dễ để lại ấn tượng với người đọc. Ngược lại, những hình ảnh thiếu chỉnh chu, nhếch nhác sẽ dễ gây ấn tượng phản cảm lâu dài. Tag mọi người vào ảnh cũng là một cách phổ biến để mọi người vào xem ảnh mà bạn post lên. Tuy nhiên không phải ai cũng thấy thoải mái với việc này và có nhiều người sẽ cảm thấy bị làm phiền. Cách tốt nhất là treo thưởng để mọi người tự tag mình và bạn bè vào.


5. Tổ chức kỷ niệm các dịp đặc biệt

Hãy tận dụng các dịp kỷ niệm, dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty để tổ chức sự kiện online và chia sẻ với các fans trên Facebook. Đây cũng là dịp để thắt chặt hơn mối quan hệ với khách hàng và tung ra các hoạt động khuyến mãi.

6. Tập trung vào ngày thứ 6

Theo các số liệu của Facebook, thứ sáu hàng tuần là ngày mà các thành viên tham gia Facebook tích cực và có tâm trạng thoải mái nhất. Do đó, bạn hãy tận dụng ngày này để tung ra các hoạt động lôi kéo fans.

7. Tạo điều kiện cho fans hoạt động tích cực

Nhiệm vụ của nhà tiếp thị là sáng tạo không ngừng để thúc đẩy các fans hoạt động sôi nổi, tập trung và quan tâm cao độ đến nhãn hàng. Không phải tất cả những người nhấn “like” đều thực sự yêu thích sản phẩm, dịch vụ của bạn, do vậy, một trong những điều bạn cần làm là thuyết phục được những người này hào hứng với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Minh bạch thông tin, cập nhật thông tin thường xuyên, đưa ra nhiều hoạt động thú vị, sáng tạo để kích thích fans tìm hiểu và xây dựng sự tín nhiệm và nhu cầu đối với sản phẩm.

8. Tổ chức các cuộc thi

Hầu hết mọi người đều thích thi thố và giành chiến thắng. Để khuấy động không khí trên Facebook và thu hút nhiều người tham gia cũng như phát tán thông tin, bạn hãy tổ chức những cuộc thi nho nhỏ như thi ảnh đẹp, thi video hay đơn giản là gửi email để tham gia rút thăm may mắn. Có rất nhiều cách tố chức thi thố nhưng bạn nhớ xem qua các hướng dẫn của Facebook để nắm rõ các chức năng và giới hạn của trang trong quá trình tổ chức cuộc thi. Các công ty phần mềm cũng là cánh tay đắc lực giúp bạn sáng tạo các công cụ hỗ trợ cho cuộc thi.

9. Sử dụng chức năng “Sponsor Stories”

Đầu năm nay, Facebook đã giới thiệu một hình thức quảng cáo mới thông qua chức năng “Sponsor Stories”. Mục này sẽ hiển thị hoạt động của mọi người trong friendlist tại một vị trí cố định trên trang. Chức năng này hoàn toàn miễn phí và bạn có thể tận dụng chức này để quảng cáo, thông tin đến cho bạn bè của người đã “like” trang của bạn.

10. Đo lường hiệu quả của hoạt động marketing trên Facebook

Đo lường mọi hoạt động mà bạn đã thực hiện trên Facebook như lượng fans, số liệu chuyển đổi, các hoạt động, sự trung thành…Thực hiện đều đặn việc đo lường giúp bạn hiểu rõ fans của mình hơn và có chiến lược tốt hơn cho những hoạt động tiếp theo.

11. Tìm công cụ tốt nhất để đo lường

Một công cụ hiệu quả sẽ giúp bạn có được những số liệu chính xác. Đo lường sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng và lên kế hoạch cho các hoạt động về sau. Một số công cụ còn cho phép bạn biết được hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên Facebook.

12. Sử dụng hiệu quả các dữ liệu thu thập được

Các dữ liệu thu thập được không chỉ dành cho các hoạt động trên Facebook nói riêng mà còn có thể dùng chung cho mọi hoạt động marketing khác. Mục tiêu của bạn không dừng lại ở việc thu hút nhiều fans trên Facebook mà là thúc đẩy được họ mua hàng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà bạn cung cấp. Hãy tận dụng cơ hội để tiếp thị, thấu hiểu và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

13. Giành quyền chủ chủ động

Các thương hiệu thông minh xem Facebook là nơi để nhận phản hồi ngay lập tức từ khách hàng, bật ra ý tưởng về sản phẩm mới, tính toán việc làm tiếp thị tốt hơn và nắm được nhu cầu khách hàng. Thông thường, các nhà tiếp thị phản ứng lại với các thay đổi của phương tiện truyền thông xã hội, trong khi các nhà tiếp thị tiên phong luôn chủ động sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để lèo lái công việc kinh doanh.
Nguồn Saga.
Internet Marketing Đà Nẵng

Trust Flow và Citation Flow – Đơn vị đánh giá link mới của Majestic SEO



Gần đây, chúng ta nghe nhiều đến 2 khái niệm mới là Citation Flow và Trust Flow. Vậy Citation Flow và Trust Flow là gì? Nhân tiện viết bài hướng dẫn nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO, tôi tìm hiểu về 2 khái niệm này và dịch ra để các bạn cùng tham khảo.
Majestic SEO đã công bố “cặp đôi hoàn hảo” này nhằm đưa ra thông số và hình ảnh giúp chúng ta có thêm một cách đánh giá mới cho liên kết. Nó giúp cho người làm SEO có thể nhìn nhận tổng quan về tình hình và chất lượng liên kết hiện tại của trang web, họ cho rằng các con số này có giá trị hơn cả Google’s PageRank và SEOmoz’s MozRank.

Đơn vị đánh mới của Majestic SEO có tên là Metrics Flow, cụ thể là Trust Flow và Citation Flow.
  • Citation Flow là giá trị từ thể hiện mức độ ảnh hưởng của một URL dựa trên việc có bao nhiêu website liên kết tới nó, chỉ số này càng cao thì thể hiện số lượng liên kết tới càng lớn, độ phủ về lượng liên kết càng lớn.
  • Trust Flow là giá trị thể hiện độ đáng tin cậy của một URL dựa trên việc có bao nhiêu website đáng tin cậy liên kết tới các trang “láng giềng đáng tin cậy” của URL đó.

Metrics Flow thể hiện như thế nào?

Hãy thử so sánh Citation Flow và Trust Flow của các tên miền Search Engine Land, Search Engine Roundtable và Google:
ket qua so lieu citation flow va trust flow
Kết quả số liệu Citation Flow và Trust Flow
Citation Flow và Trust Flow có giá trị từ 0 tới 100, và Google là trang có giá trị 99 cho cả 2, Search Engine Land có Citation Flow là 75 và Trust Flow là 64 và Search Engine Roundtable có Citation flow là 69 và Trust Flow là 43.
Hay thử tưởng tượng các giá trị này được thể hiện như thế nào trên biểu đồ. Majestic SEO giải thích rằng các liên kết có Citation Flow cao thì nghiêng nhiều về phía phải và các liên kết Trust Flow cao thì sẽ có hướng đứng cao hơn trên biểu đồ.
Search Engine Land:
searchengineland citation flow and trust flow
Serach Engine Land Citation Flow và Trust Flow
Search Engine Roundtable:
seroundtable citation flow and trust flow
Seround Table Citation Flow và Trust Flow
Google:
google citation flow and trust flow
Google Citation Flow và Trust Flow
Chúng tôi đã hỏi Brake Rihtman (aka @neyne) anh nghĩ thế nào về đơn vị tính mới này, anh ta tỏ ra rất hài lòng. Anh ấy nói đó là một sự tiến bộ vượt bậc xét trên đơn vị xếp hạng của Majestic SEO AC rank metric và nó thể hiện rằng những đơn vị tính mới này “có tính tương quan đối với PageRank tốt hơn bao giờ hết”. Nhìn chung Branko cảm thấy “nó cung cấp một phương thức đo lường tốt hơn nhiều về chất lượng backlinks
Internet Marketing Đà Nẵng

SEO là gì, tại sao cần phải làm SEO?

Các bạn thân mến !

Chỉ cần vào Google search “seo là gì”, các bạn sẽ tìm thấy rất nhiều khái niệm về SEO, vậy nên tôi không đi sâu vào định nghĩa làm gì nữa. Tôi chỉ nói ngắn gọn theo cách định nghĩa riêng của tôi. SEO (viết tắt của Search Engine Optimization), nghĩa là tối ưu hóa website đối với các công cụ tìm kiếm (ở đây tôi chỉ nói tới Google) với mục đích nâng hạng từ khóa tiềm năng lên TOP đầu kết quả tìm kiếm tự nhiên. Đối tượng để SEO là nội dung bằng chữ, hình ảnh, video, địa điểm …

Với định nghĩa trên, với một người xuất thân làm kỹ thuật, hoặc đã biết chút ít về SEO thì rất dễ hình dung, nhưng đối với một người làm kinh doanh, marketing hoặc ngành nghề khác mới tiếp cận thì hơi “khó nuốt”. Tôi mạo muội đưa ra một khái niệm dưới góc nhìn của người làm kinh doanh “SEO là tập hợp các phương pháp kỹ thuật kết hợp với việc phát triển nội dung (nội dung cần có chất lượng và phù hợp và có giá trị với người dùng) nhằm quảng bá website, thương hiệu, nhãn hiệu … đến với đúng và đủ đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các cỗ máy tìm kiếm (Google) với chi phí thấp nhất.
Tôi thường hay nói vui “SEO là ghề lăng xê website – bầu sô website”, hay là công nghệ lăng xê website. Chúng ta có thể hình dung việc lăng xê một ca sĩ nổi tiếng trong làng âm nhạc sẽ có 2 bước chính:
Thứ nhất, luyện nội lực: “bầu sô” phải giúp ca sĩ luyện giọng cho thật hay, tập các kỹ năng ăn nói lưu loát, diễn tả cảm xúc trước đám đông, giao tiếp với khán giả, với fans hâm mộ… tất cả những thứ đó sẽ tạo nền tảng cho một ca sĩ thực thụ. Thế nhưng, nếu ca sĩ đã hát rất hay, tính cách rất tốt, có khả năng làm chủ sân khấu và có tiềm năng lôi cuốn được sự chú ý nhưng chưa được lăng xê thì chưa thể nổi tiếng được, cần có “bàn tay” của giới truyền thông.
Thứ hai, lăng xê (ngoại lực): bầu sô dựa vào “công nghệ” của mình, mối quan hệ của mình để lôi kéo sự tham gia của các hãng truyền thông, thông tấn, báo chí, truyền hình … đưa tiếng hát, đánh bóng hình ảnh của ca sĩ đến với người nghe thông qua các cuộc thi, sự kiện, chương trình ca nhạc lớn, hoạt động từ thiện … vậy là nổi tiếng.
Làm SEO về phương pháp cũng chẳng khác gì làm bầu sô, để SEO tổng thể cho một website, việc cần làm là tối ưu cấu trúc website, cấu trúc mã nguồn, cấu trúc và chất lượng nội dung (Onpage – nội lực), sau đó tiến hành các bước quảng bá lên mạng xã hội, viết báo, đăng tải lên forum, tạo ra các sự kiện online, đăng lên danh bạ, truyền thông đa phương tiện… (Offpage – ngoại lực), sau một thời gian quảng bá như vậy, website sẽ được nhiều người biết đến, Google sẽ nhận biết sự thay đổi của website đó và thay đổi xếp hạng của website dần cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm. (Cụ thể làm các bước đó như thế nào tôi sẽ nói chi tiết ở các phần sau)
Ok, như vậy tôi nghĩ các bạn có thể hình dung được SEO là gì rồi.

Vậy, Tại sao cần phải làm SEO?

Tại vì, nếu website của bạn không nằm trong trang nhất kết quả tìm kiếm Google (khi khách hàng tiềm năng của bạn tìm kiếm những thông liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn), bạn đang để tuột mất một khác lượng lớn khách hàng tiềm năng vào tay ĐỐI THỦ.

Cụ thể:
  1. SEO giúp tăng lưu lượng truy cập tiềm năng vào website.
  2. SEO giúp quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên Internet hiệu quả nhất.
  3. SEO giúp tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.
  4. SEO giúp tăng doanh thu với chi phí thấp.
  5. SEO giúp khẳng định vị trí thương hiệu.
  6. SEO giúp nâng cáo mực độ nhận diện thương hiệu.
  7. SEO giúp dễ đo lường hiệu quả và kiểm soát chiến dịch marketing.
=> SEO giúp chúng ta rất nhiều trong việc kinh doanh phải không nào?

Internet Marketing Đà Nẵng

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

THIẾT KẾ FORM LIÊN LẠC TRONG WORDPRESS VỚI CONTACT FORM 7


THIẾT KẾ FORM LIÊN LẠC TRONG WORDPRESS VỚI CONTACT FORM 7


Giới thiệu

Thông thường khi muốn góp ý hoặc phản hồi thông tin trên Blog của ai đó thì bạn sẽ viết vào mục comment bên dưới bài viết, khi đó nội dung comment của bạn sẽ được public tới admin của Blog và với tất cả những người đọc khác. Còn trong trường hợp bạn muốn tương tác riêng với chủ nhân Blog hoặc hỏi những câu hỏi không liên quan tới bài viết cụ thể nào trên Blog thì form liên lạc (contact form) là một kênh hữu hiệu. Bài viết hôm nay tôi sẽ giới thiệu các bạn cách tạo contact form cho Blog  với Plugin .

Hướng dẫn tạo trang liên hệ cho blog


Hướng dẫn tạo trang liên hệ cho blog

Cách tạo trang liên hệ cho blog sử dụng biểu mẫu của Google Docs.
Đăng nhập vào docs.google.com click Tạo mới và chọn Mẫu.




















Ở cửa sổ chỉnh sửa biểu mẫu điền tiêu đề biểu mẫu. Biểu mẫu cho 2 trường là Câu hỏi Mẫu 1 và Câu hỏi Mẫu 2. Viết Tiêu đề Câu hỏi vào, nếu là câu hỏi bắt buộc thì click vào ô Đặt là câu hỏi bắt buộc sau đó chọnĐã xong để lưu. Muốn thêm câu hỏi mới thì chọn Nhân bản phía bên phải. Với trường Message (Tin nhắn) thì ở Loại câu hỏi bạn chọn văn bản của đoạn văn bản.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More