Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Lưu ý cơ bản khi SEO trên WordPress



Lưu ý cơ bản khi SEO trên WordPressWordPress là mã nguồn mở cho phép tạo blog, website đang được nhiều người sử dụng. Các ưu điểm của WordPress như: Miễn phí, mã nguồn gọn nhẹ, dễ sử dụng, cộng đồng hỗ trợ lớn, và đặc biệt là khả năng hỗ trợ SEO rất tốt.
Ngày hôm nay, iNET xin giới thiệu với các bạn những lưu ý SEO cơ bản khi tạo website trên mã nguồn WordPress.
seo-co-ban-cho-wordpress
1.       Tối ưu cấu trúc URL

Mặc định, cấu trúc link của wordpress sẽ có dạng example.com/?p=123, trong đó p123 là các tham số đầu vào của hàm xử lý. Rõ ràng cấu trúc URL này không thân thiện cho người đọc và cả bot của máy tìm kiếm. Để đổi lại cấu trúc
Đổi cấu trúc URL

URL này, bạn có thể vào phần Setting >> Permalinks và chọn các kiểu URL phù hợp với mình.

Lưu ý: 
Khi bạn thay đổi cấu trúc URL, tất cả các link sẽ thay đổi. Do đó, nếu bạn điều chỉnh Setting này từ đầu (lúc chưa có bài viết trên Blog) thì không sao, tuy nhiên nếu blog, website của bạn đã có bài viết và đã được GG index rồi thì sẽ rất nguy hiểm vì các đường link cũ mà GG đã index rồi sẽ không vào được nữa. Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này là dùng chuyển hướng Redirect 301 từ url cũ sang url mới. Nếu chỉ có ít bài, bạn có thể dùng chuyển hướng 301 trong file .htaccess. Còn nếu bạn có quá nhiều post, có thể sử dụng Plugins Change Permalink Helper. Mình đã dùng và rất ok với Plugin này.

Thủ thuật: khi đặt tiêu đề cho bài post, WordPress sẽ lấy thông tin tiêu để để cho vào URL, lúc này bạn nên sử dụng chức năng Edit bằng tay để loại bỏ các từ không có ý nghĩa ra khỏi URL này, chỉ giữ lại các keyword chính mà thôi. Đặc biệt là tránh kí tự đặc biệt, dấu cách trống. Ví dụ, với tiêu đề: Tổng hợp Các Kinh Nghiệm Làm SEO với WordPress, thì trên url nên có dạng: kinh-nghiem-seo-wordpress.

2.       Tiêu đề Blog H1 ở tất cả các trang

Nếu bạn để ý, sẽ thấy có rất nhiều Blog gặp phải vấn đề này: Tiêu đề của Blog được đặt trong thẻ H1 và xuất hiện ở tất cả các page của website. Đây là 1 sai lầm khá cơ bản. Nội dung ở trong thẻ H1 được Google đánh giá rất quan trọng, nó là sẽ là chủ thể của trang đó. Do đó, trong Blog của bạn, thẻ H1 nên được sử dụng như sau:

-          Ở trang chủ, thẻ H1 là tên của website
-          Ở các trang trong, thẻ H1 nên được dùng là Tiêu đề của bài viết đó
-          Ở các trang Category, Tag, thẻ H1 nên là tên của Category/Tag đó.

Ở các phiên bản từ WordPress 3.0 trở về sau này thì bạn sẽ không phải lo vấn đề này. Tuy nhiên nếu bạn nào dùng blog mặc định hoặc phiên bản WordPress trước đó thì bạn có thể chỉnh sửa tình trạng này bằng đoạn mã điều kiện như sau (Bạn có thể tìm đoạn code này trong mục Theme):

<code><?php if (is_front_page()) { ?>
<h1><a href=”<?php echo home_url(); ?>/” title=”<?phpbloginfo( ‘name’ ); ?>” rel=”home”><?phpbloginfo( ‘name’ ); ?></a></h1>
<?php } else { ?>
<div><a href=”<?php echo home_url(); ?>/” title=”<?phpbloginfo( ‘name’ ); ?>” rel=”home”><?phpbloginfo( ‘name’ ); ?></a></div>
<?php } ?></code>

3.       Tối ưu Tags và Category như thế nào?

Nếu sử dụng hợp lý, các trang Tags và Category sẽ là 1 nơi rất tốt để bạn tối ưu onpage cho website của bạn. Một số lưu ý khi bạn làm 
SEO onpage cho phần Tags và Category:

-          Tên của Tags, Category nên nằm ở trong phần thẻ H1
-          Thêm phần mô tả của Tags, Categories. Ở phần mô tả này bạn có thể đặt internal links tcho website của bạn. Mặc định thì WordPress không cho phép bạn thêm phần mô tả cho Tags và Categories này, tuy nhiên bạn có thể dung Plugin này để làm việc đó
-          Sử dụng Tags và Categories vừa phải, không nên có quá nhiều Tags, quá nhiều Categories (có quá nhiều Tags và Categories, số lượng page của website bạn sẽ tăng lên rất nhiều, điều này sẽ làm lượng Link juice về website của bạn bị chia nhỏ ra, PR của từng page sẽ giảm)

4.       Nên sử dụng SEO Plugin nào?


Yoast có lẽ là Plugin SEO được nhiều người sử dụng nhất. Nó đáp ứng đầy đủ các tính năng cần thiết để bạn cài đặt và thực hiện SEO onpage cho site của bạn một cách đầy đủ (Thêm Facebook, Google, sitemaps, breadcumbs, thẻ “next”, thẻ “prev”, …Ngoài ra, bạn cũng có thể add thêm các Plugin khác về News, Video nữa nếu thấy cần thiết.

5.       Tối ưu hình ảnh trong WordPress

Tìm kiếm hình ảnh đang khẳng định dần được vị trí của mình trong việc nâng cao traffic cho website. Để tối ưu hình ảnh cho website, bạn cần thêm đầy đủ các thông tin Alternate Text, Caption và Description. Thông tin càng đầy đủ, ngắn gọn và súc tích thì càng tốt cho việc Google nhận biết hình ảnh trên website của bạn.
Tối ưu hình ảnh cho WordPress

6.       Thêm profile của Google vào WordPress

Rất nhiều SEOer đã khẳng định vai trò của mạng xã hội, đặc biệt là G+ đối với SEO hiện nay. Ít nhất thì bạn cũng nên có tài khoản G+ (Nếu bạn đã có Gmail, chỉ mất vài phút để bạn thiết lập tài khoản G+ cho mình) và kết nối nó với Blog, website của bạn. Điều này sẽ giúp GG chứng thực quyền tác giả cho bài viết của bạn, và khi tìm kiếm trên GG, hình ảnh avatar tài khoản G+ của bạn sẽ xuất hiện bên cạnh link kết quả của website bên bạn. Nếu bạn đang dùng Yoast Plugin, để thêm G+ vào WordPress,  bạn chỉ cần thêm địa chỉ trang G+ của bạn, vào chỗ G+

Hoặc bạn cũng có thể thêm đường link trên vào phần About của mình ở mục WP Admin >> Users >> Your Profile, tìm phần Biographical Info và thêm đường link ở trên vào chỗ đó, đoạn mã này chứa thẻ <a> như mã html bình thường (như hình vẽ).

Sau khi thêm đoạn mã link G+ vào website, bạn vào trang profile của G+ và thêm vào phần Contributer for là địa chỉ website/blog của bạn.

Sau khi add xong, bạn có thể check xem mình đă add đúng chưa bằng cách sử dụng tool check snippest của Google ở đây. Bạn lưu ý sử dụng avatar của G+ có hình mặt người, vì Google có chức năng nhận dạng khuôn mặt, như thế trang G+ của bạn sẽ được hiển thị trên trang tìm kiếm nhanh hơn (khoảng sau 2 tuần sẽ được cập nhập).

7.       Tích hợp Webmasters Tools và Google Analytic


Webmaster Tool và GA là 2 công cụ tuyệt vời mà GG cung cấp miễn phí (cho đến nay là vậy) cho các Webmaster để  theo dõi tình hình của website mình. Ngoài ra, Bing cũng có nhiều tính năng giúp Webmaster theo dõi website của mình, tuy nhiên ở VN thì hiện vẫn ít dụng hơn tool của Google. Chúng ta có thể dễ dàng add Google webmaster tool vào website nhờ sử dụng Plugin Yoast, còn với Google Analytic, bạn có thể cài thêm plugin này để tích hợp vào GA cho WP

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More